Subaru và chặng đường gần một thế kỷ đi qua
Trong những năm 1950, Volkswagen đã thử nghiệm ý tưởng này, và làm ra hai động cơ diesel nguyên mẫu boxer làm mát bằng không khí không cần turbo
Chòm sao Pleiades
Subaru là chi nhánh sản xuất ôtô và tên nhãn hiệu xe hơi của Tập đoàn công nghiệp nặng Fuji (FHI) Nhật Bản.
Thương hiệu này được biết đến trên thị trường quốc tế với ứng dụng động cơ dạng boxer trong hầu hết những chiếc ôtô dung tích xylanh trên 1500cc. Hệ thống truyền động bốn bánh của Subaru, được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1972, đã trở thành thiết bị chuẩn cho các xe cỡ trung và nhỏ trong đa số các hội chợ quốc tế từ năm 1996. Họ cũng bán nhiều phiên bản turbocharged của các xe con, như chiếc Impreza WRX.
Subaru là tên tiếng Nhật của chòm sao Pleiades
Tập đoàn công nghiệp nặng Fuji, công ty mẹ của Subaru, hiện có quan hệ hợp tác với Toyota Motor Corporation, công ty sở hữu 16.5% cổ phần trong FHI.
Subaru là tên tiếng Nhật của chòm sao Pleiades, hình ảnh này được thể hiện trên logo Subaru và biểu tượng cho 6 công ty thành viên của FHI.
Cái tên Subaru
FHI khởi đầu là Phòng nghiên cứu thiết bị bay The Aircraft Research Laboratory vào năm 1917 do Chikuhei Nakajima đứng đầu. Năm 1932, công ty cải tổ lại thành công ty Nakajima Aircraft, và sớm trở thành nhà sản xuất máy bay chính cho Nhật Bản trong suốt chiến tranh Thế giới thứ II.
Kết thúc chiến tranh, Nakajima Aircraft được tổ chức lại thành Fuji Sangyo Co, Ltd. Năm 1946, công ty chế tạo ra chiếc xe máy loại nhẹ Fuji Rabbit với đồ phụ tùng máy bay từ trong chiến tranh. Năm 1950, Fuji Sangyo được chia thành 12 công ty nhỏ theo đạo luật cải tổ sắp xếp lại tín dụng cho các công ty năm 1950 của chính phủ Nhật Bản, luật chống tài phiệt.
Những năm 1953-1955, 4 trong số 12 công ty nói trên gồm nhà sản xuất xe máy loại nhẹ (xe scooter), Fuji Jidosha chuyên đóng thùng xe, nhà sản xuất động cơ Omiya Fuji Kogyo, nhà chế tạo khung gầm ôtô Utsunomiya Sharyo, công ty thương mại Tokyo Fuji Dangyo và một tập đoàn mới Fuji Kogyo đã quyết định sáp nhập với nhau để thành lập tập đoàn công nghiệp nặng Fuji nổi tiếng ngày nay.
Subaru 1500
Kenji Kita, trong thời gian là CEO của tập đoàn công nghiệp nặng Fuji, đã mong muốn công ty mới tập trung vào sản xuất ô tô và sớm bắt đầu kế hoạch chế tạo một chiếc ô tô với mã P-1. Ông Kita đi vận động công ty ủng hộ những gợi ý về cái tên P1, nhưng không có đề nghị nào đủ lôi cuốn.
Cuối cùng, ông đặt cho chiếc xe hơi một cái tên Nhật Bản từng là sở thích riêng của ông từ thời thơ ấu: Subaru. Chiếc Subaru đầu tiên là Subaru 1500. Chỉ có 20 mẫu P1 được sản xuất. Từ năm 1954 đến năm 2008, công ty thiết kế và sản xuất nhiều xe ôtô bao gồm chiếc 1500 (1954), chiếc 360 (1958) với hệ thống làm mát không khí siêu nhỏ, Sambar (1961), mẫu xe 1000 (chiếc xe nhìn thấy trong buổi giới thiệu động cơ boxer năm 1965), R-2 (1969), Rex và Leone (1971), BRAT (1978), Alcyone (1985), Legacy (1989), Impreza (1993), Forester (1997), Tribeca (2005), và Exiga (2008).
Xe đua
Subaru Rally Team Japan do Noriyuki Koseki (người sáng lập của Subaru Tecnica International STI), đã sử dụng chiếc Subaru Leone coupé, sedan DL, RX (SRX) và RX Turbo trong World Rally Championship từ 1980 đến 1989. Những tay đua kiệt xuất gồm Ari Vatanen, Per Eklund, Shekhar Mehta, Mike Kirkland, Possum Bourne và Harald Demut. Mike Kirkland đã hoàn thành toàn bộ 6 vòng và đã giành chiến thắng A Group tại Safari Rally 1986. Năm đó, Subaru là một trong những nhà sản xuất duy nhất kết hợp 4WD và turbo. Subaru chuyển hướng đua sử dụng xe đua Legacy RS trong giai đoạn 1990-1992 và tham gia vào mùa giải đầu tiên tại World Rally Championship với model tương tự vào năm 1993.
Subaru để lại nhiều dấu ấn tại World Rally Championship
Các phiên bản sửa đổi của Impreza WRX và WRX STI khá thành công trong cuộc đua; các tay đua Colin McRae (1995), Richard Burns (2001) và Petter Solberg (2003) đã giành được danh hiệu áo vàng chung cuộc World Rally Championship với Subaru World Rally Team, và Subaru đã đoạt danh hiệu nhà sản xuất ba năm liên tiếp 1995-1997.
Ngày 16/12/2008, có tuyên bố Subaru sẽ không tham gia trong World Rally Championships, do các vấn đề với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, cùng với tiềm năng phát triển cho mùa giải 2009 và thay đổi trong quy định cho mùa giải 2010.
Bắt đầu từ năm 2006, Subaru của Mỹ (SOA), là nhà phân phối chính thức của xe Subaru tại Mỹ, tham gia vào Subaru Road Racing Team (SRRT) với chiếc Subaru Legacy 2.5 GT Spec-B ở hạng Grand-Am Street Tuner. Năm 2010, SRRT tham gia chiến dịch với chiếc Subaru Impreza WRX STI ở hạng Grand Sport.
Động cơ Diesel
Tại triển lãm ôtô quốc tế Frankfurt 2007, Subaru đã giới thiệu một động cơ kiểu xi lanh xếp nằm ngang, làm mát bằng nước, hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp common rail, turbodiesel, sử dụng một bộ turbo tăng áp có thể thay đổi hình dạng gọi là động cơ Subaru EE, lần đầu tiên loại này sẽ được trang bị cho một chiếc xe chở khách.
Subaru Forester ở thời điểm hiện tại
Trong những năm 1950, Volkswagen đã thử nghiệm ý tưởng này, và làm ra hai động cơ diesel nguyên mẫu boxer làm mát bằng không khí không cần turbo tăng áp, và trang bị một động cơ ở Type 1 và một loại khác ở Loại 2.
Động cơ Subaru được định mức 110 kW và 350 Nm với dung tích xi-lanh 2.0 lít. Tháng 3/2008, Subaru đưa ra bán mẫu xe Legacy sedan và wagon, Outback wagon với turbodiesel 2.0 lít tại EU với một hộp số tay 5 cấp.
Tháng 9/2008, Subaru công bố rằng mẫu xe diesel Forester và diesel Impreza được giới thiệu tại triển lãm Paris Motor Show 2008, với việc bán xe Forester bắt đầu từ tháng 10/2008 còn diesel Impreza đưa ra bán từ tháng 1/2009. Forester and Impreza có một hộp số sàn 6 cấp, trong khi Legacy và Outback có một hộp số tay 5 cấp.
Cùng Danh Mục:
Nội Dung Khác
- Cách đơn giản để chọn ‘xế ‘ ưng ý nhất cho nam giới
- Hành vi không thắt dây an toàn khi ngồi ghế sau xe ô tô phạt bao nhiêu?
- Đánh giá xe Kia Sportage 2016 gọn gàng, thời trang
- Tìm hiểu Hitler, Volkswagen và “con bọ”
- Đánh giá xe Subaru Outback 2016 chính hãng, ấn tượng
- Mùi xe mới liệu có hại đến sức khỏe của khách hàng?
- Mercedes-Benz E-Class Cabriolet 2018 phiên bản mới nhất
- Mở cửa xe gây tai nạn bị phạt ra sao?
- Tìm hiểu các loại hộp số ô tô thông dụng nhất hiện nay
- Đánh giá xe Mazda 6: Công nghệ vượt trội, hiện đại
- Mercedes-AMG GT Concept với thiết kế hoàn toàn mới
- Đánh giá xe Kia Sportage 2017: Cải tiến mới vượt bậc
- Đánh giá xe Ford Escape 2016 vô cùng ấn tượng
- Bí quyết chọn xế hộp theo cung hoàng đạo đơn giản
- Đánh giá xe Kia Rondo 2016 ấn tượng, phù hợp với thời thượng
Leave a Reply