Mùi xe mới liệu có hại đến sức khỏe của khách hàng?

Mặc dù có nhiều kết quả nghiên cứu khác nhau, các nhà sản xuất xe hơi đang lựa chọn thế chủ động trong việc giảm VOC có hại từ chiếc xe của họ. Ví

Đối với nhiều người, mùi của một chiếc xe mới luôn hấp dẫn, đến nỗi có cả một loại nước hoa bắt chước mùi này. Nhưng thực sự mùi của xe mới có hại đến sức khỏe hay không?
Trong nội thất một chiếc xe hơi, ngoài những vật liệu da, kim loại hay nhựa, còn rất nhiều chất được sử dụng như keo, nhựa gốc dầu hỏa, chất dẻo hóa học, chất làm bóng, sơn… Điều này giải thích được cảm giác lần đầu ngửi có cảm giác say nhẹ như mùi keo hóa học. Vậy những mùi này có hại hay không?


Cho đến thời điểm hiện tại, đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề này, về bản chất các vật liệu trong xe đều phán tán những phân tử của mình vào không khí (Offgassing/ Outgassing). Những chất có nhiệt độ sôi thấp thì dễ bay hơi ở điều kiện thường (ví dụ nhiệt độ phòng) và được gọi là những hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (volatile organic compound – VOC).Đối với chất có nguồn gốc tự nhiên, đa số không gây hại nhưng những chất nhân tạo lại gây ra khá nhiều vấn đề về sức khỏe.

Theo ghi nhận của Viện Y Tế Quốc Gia hoa Kỳ trong một báo cáo năm 2011, “…tương phản với vô số các nghiên cứu về tình trạng ô nhiễm không khí ngoài trời thì chúng ta lại biết rất ít về chất lượng không khí trong nhà hoặc xe hơi.”

Một nghiên cứu bởi các hội Khoa Học Cộng Đồng và Tổ chức Nghiên cứu Công Nghiệp (CSIRO) tại Australia vào năm 2001 cho thấy những chất VOC trong xe hơi có chứa cả các chất gây ung thư như Benzen, cyclohexano, xylene, formaldehyde, toluene và styrene… Đồng thời cũng ghi nhận mức độ VOC đủ cao để gây ra các triệu chứng ngay lập tức ở một số người như đau đầu và mất phương hướng. Thêm vào đó là mối quan tâm đến tác hại lâu dài của nó, phụ thuộc vào thói quen lái xe và cuộc sống hàng ngày.

Gần đây hơn, trong một nghiên cứu vào tháng 2/2012 tại Trung tâm Sinh Thái Học, một tổ chức phi lợi nhuận về môi trường tại Michigan, sau khi nghiên cứu các chất VOC trong 200 mẫu xe mới, ghi nhận sự tồn tại của một số hóa chất nguy hiểm “có thể gây hại khi hít hoặc nuốt phải và có thể gây tác động đến sức khỏe như dị tật bẩm sinh, khuyết tật và ung thư”. Thêm vào đó, Tổ chức Y Tế Thế Giới công nhận rằng không khí trong nội thất xe hơi có thể tạo thành “một mối quan tâm lớn đối với sức khỏe con người”.

Tại Nhật, Viện Y Tế Cộng Đồng Osaka phát hiện ra rằng, trong những chiếc Minivan họ thử nghiệm, mức độ VOC trong những chiếc xe mới cao hơn đến 35 lần so với giới hạn tối đa theo quy định của bộ Y tế Nhật Bản. Họ cũng tìm thấy 113 VOC khác nhau chiếm đa số trong mùi xe mới. Và mất đến 4 tháng là trung bình để giảm đến mức an toàn. Tuy nhiên, trong những ngày nắng nóng, mức độ VOC lại tăng vọt trên đến mức nguy hiểm dù là chiếc xe đã được sử dụng 2 năm. Và cơ quan này khuyên nên giữ xe thông thoáng trong những ngày nắng hoặc khi đậu xe ngoài nắng. Hoặc tốt nhất là sử dụng xe cũ, bởi xe càng có thời gian sử dụng dài thì nồng độ chất gây hại càng giảm.

Ngược lại, cũng có vài nghiên cứu ra kết quả khác, ví dụ như thực nghiệm tại Đại học Kỹ Thuật Munich Đức được công bố trên tạp chí Khoa học, Công nghệ & Môi trường (Environmental Science & Technology journal) vào năm 2007 cho thấy độc tính của không khí trong xe cho ra những kết quả khác nhau. Họ phân tích rằng VOC được chiết xuất từ 2 chiếc xe thử nghiệm không gây ra vấn đề nào với chuột hoặc các tế bào phổi. Và cả 2 chiếc xe đều có thời gian sử dụng giãn cách cả cũ lẫn mới. Tất nhiên nghiên cứu này chỉ thực nghiệm trên một phạm vi nhỏ, nhỏ hơn nhiều so với Viện Y tế Cộng đồng Osaka và không đề cập đến ảnh hưởng lâu dài. Nhưng ít ra trong ngắn hạn cũng có thể kết luận “ Mùi nội thất của xe mới có thể tăng các phản ứng miễn dịch trung gian, hay gặp ở các đối tượng có tiền sử dị ứng da (hyperallergic).

Mặc dù có nhiều kết quả nghiên cứu khác nhau, các nhà sản xuất xe hơi đang lựa chọn thế chủ động trong việc giảm VOC có hại từ chiếc xe của họ. Ví dụ Toyota đã chuyển sang sử dụng keo gốc nước và bọt đậu nành. Ford cũng đang ủng hộ việc chuyển đổi từ vật liệu dựa trên dầu mỏ sang nguồn gốc thực vật.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *